Viêm tai giữa có nguy hiểm không? triệu chứng và cách điều trị

December 6, 2022 0 Comments

Ở trẻ em có một bệnh phổ biến rất hay xảy ra đó là nhiễm trùng tai giữa hay còn gọi là viêm tai giữa. Đối tượng có nguy cơ nhiễm bệnh nhiều nhất đó là trẻ em từ 1 – 2 tuổi. Khi thời tiết thay đổi hoặc vào mùa mưa bệnh sẽ dễ mắc hơn bình thường.

Một số trường hợp do chủ quan không phát hiện và điều trị kịp thời mà có không ít trường hợp để lại các di chứng như gây điếc, thậm chí tử vong do biến chứng xuất huyết não hay viêm màng não. 

1. Tìm hiểu bệnh viêm tai giữa

1.1. Bệnh viêm tai giữa là gì?

Viêm tai giữa là bệnh được xếp vào nhóm bệnh viêm nhiễm đường hô hấp trên và là một trong những bệnh lý phổ biến nhất về tai. Vì bị viêm nhiễm và các chất dịch tích tụ trong tai giữa nên viêm tai thường khiến bệnh nhân thấy đau đớn. Nếu được chẩn đoán chính xác kịp thời và điều trị thích hợp thì viêm tai giữa cấp tính vẫn có thể điều trị khỏi hoàn toàn.

Nguyên nhân gây bệnh viêm tai giữa là gì?

Nguyên nhân gây bệnh viêm tai giữa là gì?

 

Bất kỳ lứa tuổi nào cũng có thể mắc viêm tai giữa, phổ biến nhất là ở trẻ em độ 5 tuổi. Bệnh có thể xảy ra do tồn tại một loại virus hoặc vi khuẩn có trong tai giữa gây nhiễm khuẩn. Một số căn bệnh như cảm lạnh, cảm cúm hoặc dị ứng gây nên tắc nghẽn và sưng đường ống Eustachian, họng và mũi gây nên tình trạng nhiễm khuẩn.

Các triệu chứng khởi đầu của bệnh viêm tai giữa tường diễn ra rất nhanh chóng. Trẻ em thường gặp một số triệu chứng phổ biến như sốt 38,5 độ C hoặc cao hơn, đau tai, nhất là lúc nằm xuống, khóc và cáu kỉnh hơn bình thường, khó ngủ, khả năng nghe kém hoặc có các phản ứng với âm thanh gây đau đầu, chán ăn, ói mửa, chảy dịch từ tai, tiêu chảy. 

Dấu hiệu bệnh ở người lớn

Đối với người lớn mắc viêm tai giữa thì sẽ gặp các triệu chứng sau như sốt, chảy dịch từ tai, đau tai, khả năng nghe kém,… 

Bệnh nhân mắc viêm tai giữa thường sẽ trải qua 3 giai đoạn của bệnh, đó là: giai đoạn sưng huyết, giai đoạn ứ mủ và giai đoạn vỡ mủ. Bác sĩ sẽ chỉ định thuốc điều trị tùy thuộc vào giai đoạn của viêm tai giữa. 

Người lớn cũng có thể mắc viêm tai giữa chứ đây không phải là bệnh chỉ xảy ra ở trẻ em. Tình trạng bị viêm toàn bộ hệ thống hòm nhĩ và xương chũm nằm sau màng nhĩ thì được gọi là viêm tai giữa, và thông thường trong hòm nhĩ sẽ chứa dịch viêm. Tùy theo tình trạng bệnh mà dịch này có thể nhiễm trùng hoặc vô trùng. 

Xem ngay:  Nguyên nhân gây mụn trứng cá ở lưng và cách điều trị

1.2. Nguyên nhân gây bệnh viêm tai giữa

Tình trạng viêm nhiễm vùng mũi họng gây ra bởi siêu vi hoặc vi trùng là nguyên nhân chính gây ra ra viêm tai giữa. Ngoài ra còn có thể do một số nguyên nhân khác như tắc vòi nhĩ do sùi, u ở vòm họng, viêm mũi xoang. Viêm nhiễm đường hô hấp, dị nguyên, bệnh lý trào ngược hoặc thời tiết lạnh, không khí ô nhiễm cũng là một số tác nhân có thể gây bệnh viêm tai giữa hiện nay. 

Cách điều trị viêm tai giữa

Cách điều trị viêm tai giữa

1.3. Triệu chứng của Viêm tai giữa 

Khi  bị bệnh viêm tai giữa bệnh nhân thường gặp một số dấu hiệu khởi phát như đau tai, sau đó chảy nước ở tai và khả năng nghe bị giảm sút. 

Ngoài ra thì ù tai, chóng mặt (thường được phát hiện ở trẻ lớn) là một số dấu hiệu bệnh ít gặp hơn. Một số trường hợp khác còn có thể bị sốt nhẹ hoặc sốt cao, chán ăn, khó ngủ và sưng đau tai gây khó chịu,…

Kể cả người lớn và trẻ em đều cần đến sự hỗ trợ từ bác sĩ trong chẩn đoán phát hiện bệnh như dùng kính hiển vi soi tai và nội soi tai (Oto – Endoscope), hay dùng đèn soi tai có kính phóng đại (Otoscope).

Những dấu hiệu của bệnh

Khi mắc bệnh viêm tai giữa ở trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh sẽ có những biểu hiện sau, ba mẹ nên chú ý:

  • Sốt nhẹ hoặc sốt cao
  • Đau tai gây khó chịu nên trẻ sẽ dùng tay kéo vành tai
  • Ít vận động hơn thường ngày và quấy khóc, cáu kỉnh 
  • Chán ăn, ăn ít hơn thường ngày và ăn không ngon miệng
  • Tiêu chảy hoặc nôn ói
  • Ống tai ngoài có hiện tượng chảy dịch

Đối với những trẻ lớn hơn thường gặp triệu chứng chính như tai đau hoặc thính lực bị giảm sút tạm thời. Cha mẹ cần chú ý các dấu hiệu để kịp thời đưa trẻ đi khám và được điều trị thích hợp. 

Viêm tai giữa ở người lớn

Viêm tai giữa ở người lớn

1.4. Biến chứng của bệnh viêm tai giữa

Bệnh viêm tai giữa nếu như không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến viêm tai xương chũm cấp vô cùng nguy hiểm. 

Nếu điều trị không dứt điểm thì một khi bệnh tái phát nặng sẽ dễ dẫn đến các biến chứng rất nguy hiểm về tai như thủng màng nhĩ, viêm xương chũm, giảm thính lực hoặc xơ hóa màng nhĩ, liệt thần kinh mặt. Một số biến chứng có thể xảy ra trong sọ não gây nguy hiểm hơn như áp xe ngoài màng cứng, viêm màng não, áp xe não,… có nguy cơ cao gây tử vong. 

Vì vậy cần thiết chú ý dấu hiệu của bệnh và điều trị thật dứt điểm. 

2. Các cách điều trị và ngừa bệnh viêm tai giữa

2.1 Cách điều trị bệnh viêm tai giữa

Một trong số những phương pháp điều trị bệnh viêm tai giữa phổ biến đó là điều trị nội khoa. Theo đó loại thuốc được lựa chọn hàng đầu là kháng sinh uống. Dựa trên kiến thức về vi khuẩn thường gặp trong viêm tai giữa mà bác sĩ sẽ lựa chọn kháng sinh phù hợp. Tuy nhiên dựa trên kết quả kháng sinh đồ cấy mủ tai vẫn là tốt nhất. 

Xem ngay:  7 điều nên tránh khi sử dụng kem chống nắng

Tám ngày là thời gian tối thiểu để điều trị bệnh. Không nên bơm rửa tai mà có thể dùng thuốc nhỏ tai nếu màng nhĩ không bị thủng. 

Có thể dùng thuốc nhỏ tai trong 3 – 4 ngày đầu để ngăn chặn sự hình thành các bứng mủ khiến bít dẫn lưu  nếu màng nhĩ bị thủng, nên dùng loại không độc cho tai, sau đó rửa sạch lại bằng nước oxy già hoặc nước muối sinh lý đều được. Ngoài ra còn có thể làm theo cách khác như thông vòi, bơm thuốc vòi nhĩ. 

Một số trường hợp viêm tai giữa khác phải nạo viêm amidan hoặc chích rạch màng nhĩ để đặt ống thông nhĩ Diablo do điều trị bằng kháng sinh không đem lại hiệu quả. Nếu viêm tai giữa có kèm theo các biểu hiện viêm đường hô hấp trên do viêm amidan phì đại gây tắc nghẽn thì sẽ tiến hành nạo viêm amidan. 

Bác sĩ có thể tiến hành phẫu thuật hòm nhĩ và khoét xương chũm cho bệnh nhân viêm tai giữa nếu bệnh nhân có triệu chứng của đe dọa biến chứng và việc điều trị nội khoa tối ưu không đem lại hiệu quả khả quan. 

2.2  Phòng bệnh viêm tai giữa như thế nào?

Bằng cách tích cực tuân thủ dùng kháng sinh, kịp thời chích rạch màng nhĩ sớm, tránh ứ đọng, bảo đảm việc dẫn lưu tốt là cách phòng bệnh hiệu quả để tránh bệnh viêm tai giữa cấp tính chuyển biến thành viêm tai giữa mạn tính.  

Cần vệ sinh tai sạch sẽ, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ nếu vừa mới tiếp  xúc với môi trường nước như gội đầu hay bơi lội. Ngoài ra, cần điều trị đúng chuyên khoa, theo dõi và kịp thời phát hiện các biến chứng sớm  để giải quyết kịp thời nếu đã bị viêm tai giữa mạn tính. 

Để giảm nguy cơ mắc viêm tai giữa cho trẻ nhỏ, cha mẹ cần chú ý những việc sau đây: 

  • Không để bé tiếp xúc với khói thuốc lá và người hút thuốc lá
  • Để trẻ bú sữa mẹ ít nhất là 6 tháng đầu
  • Không để trẻ trên 6 tháng tuổi ngậm núm vú giả
  • Tránh để trẻ ngủ với bình sữa
  • Để tránh lây lan các mầm bệnh nên vệ sinh tay bạn và trẻ sạch sẽ thường xuyên
  • Giữ trẻ ở khoảng cách xa đối với những người bị ốm khác
  • Mỗi cô giáo ở nhà trẻ chỉ nên trông chừng khoảng 6 bé hoặc ít hơn để đảm bảo an toàn cho trẻ
  • Hằng năm nên tiêm phòng vacxin cúm cho trẻ và các vacxin được bác sĩ đề nghị

3. Lời kết

Nếu bệnh lý tai mũi họng không được điều trị đúng cách sẽ để lại hệ quả là bệnh viêm tai giữa. Bệnh diễn ra dai dẳng và ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Vì vậy, nên theo dõi triệu chứng và đến bác sĩ để được chẩn đoán bệnh và kịp thời điều trị để tránh những biến chứng nguy hiểm khác.

Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh!

Tham khảo:

  • https://www.healthline.com/health/ear-infection-acute
  • https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/ear-infections/symptoms-causes/syc-20351616

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *