Sán Lợn do đâu? triệu chứng, cách điều trị và phòng tránh

December 6, 2022 0 Comments

Bệnh sán lợn rất nguy hiểm, nguy cơ tai biến ở não và mắt, ảo giác, hôn mê và năng hơn là tử vong là những nguy cơ mà bệnh nhân nhiễm sán lợn phải đối mặt. Tuy nhiên bệnh rất hiếm khi xảy ra nếu ăn thịt nhiễm sán dây lợn nhưng đã được nấu chín kỹ. 

Cùng khám phá nguyên nhân hình thành, dấu hiệu triệu chứng và cách điều trị sán lợn hiệu quả ngay nào!

1. Tìm hiểu về bệnh sán lợn

1.1. Bệnh sán lợn là bệnh gì?

Bệnh sán lợn là một bệnh truyền nhiễm xảy ra do nguyên nhân bởi sán dây lợn, nó còn có tên gọi khác là bệnh lợn gạo.

Nếu ăn phải thức ăn bị ô nhiễm có chứa ấu trùng sán lợn hoặc trứng của sán dây lợn thì sẽ bị nhiễm bệnh, hoặc một số nguyên khác như thịt lợn nhiễm sán chưa được nấu chín hoặc ăn rau sống chứa ấu trùng của sán. 

Sán lợn nguy hiểm như thế nào?

Sán lợn nguy hiểm như thế nào?

1.2. Triệu chứng bệnh

Các triệu chứng của bệnh sán dây trưởng thành thường không rõ rệt, một số trường hợp sẽ có dấu hiệu lâm sàng như có triệu chứng suy nhược thần kinh hoặc rối loạn tiêu hóa. 

Có thể nhìn thấy đốt sán ra ngoài theo phân hoặc tự bò ra ngoài hậu môn nếu có nhiều sán. Thường sẽ nhìn thấy khi thay quần lót vào cuối ngày, những đốt sán thường là đoạn nhỏ, dẹt, trắng ngà và đầu bằng phẳng. 

1.3. Cách sán tấn công cơ thể

Có thể chia bệnh sán lợn thành 2 loại chủ yếu đó là sán trưởng thành và ấu trùng sán lợn. 

Theo một số chuyên gia cho biết, bệnh sán dây/ấu trùng sán dây lợn chủ yếu mắc phải do thói quen ăn uống các loại thực phẩm không được nấu chín kỹ hoặc các loại đồ sống đã bị nhiễm sán hoặc ấu trùng sán dây lợn từ đất, nước (chủ yếu là rau sống không được rửa sạch kỹ). 

Người lành nhiễm bệnh là do ăn phải trứng sán dây lợn bám trong thức ăn, gọi là bệnh người gạo. Sau khi ăn hoặc nuốt phải trứng sán nhiễm trong thức ăn, trứng sẽ đi vào dạ dày và nở thành ấu trùng sán dây, sán đi qua ruột non và xuyên qua thành ống tiêu hóa vào màu rồi đến các cơ vân, não, mắt,..và ký sinh tại đó. 

Số lượng sán sẽ càng lớn hơn trong trường hợp người bệnh có sán trưởng thành trong ruột, khi đốt sán già và rụng sẽ có thể bị trào ngược lên dạ dày  do phản ứng của nhu động ruột, điều này tương đương với việc ăn phải đốt sán mới. 

Sán lợn

Sán lợn

Ấu trùng sán dây lợn sẽ đi theo máu đến ký sinh tại các cơ, mắt hay não của người bệnh và sẽ dần dần hóa nang. Những biểu hiện sẽ khác nhau tùy thuộc vào vị trí ký sinh của nang sán. 

Xem ngay:  [ Cam thảo đất ] – tác dụng trị bệnh, cách dùng và lưu ý quan trọng

Nang sán sẽ gây nên những u nhỏ, chắc, kích thước khoảng 1 – 2 cm hoặc bằng hạt lạc, hạt đỗ nếu nang sán nằm trong cơ, chúng dễ di động, không đau, không ngứa, nằm ở vị trí cơ vân và không ở trên đường đi của hạch bạch huyết. 

Sán lợn trưởng thành

Nguyên nhân nhiễm sán trưởng thành thường do người bệnh ăn phải thịt lợn chưa được nấu chín hoặc thịt lợn sống có chứa các nang sán (lợn gạo).

Ấu trùng sán sẽ thoát nang và bám dính vào ruột non khi đến dạ dày, sau đó chúng phát triển thành sán dây trưởng thành. Bằng cách nảy chồi, sinh đốt mới từ cổ và tạo ra hàng ngàn đốt sán mới là cách mà sán trưởng thành phát triển. Sán trưởng thành ký sinh trong ruột non nhiều năm, mỗi đốt sán chứa khoảng 50.000 trứng và có chiều dài tối đa là 12 mét. 

1.4. Biến chứng bệnh

Các bệnh về giun sán nói chung  đều làm chậm phát triển thể lực, gây rối loạn tiêu hóa do khi vào cơ thể chúng đều chiếm thức ăn, dẫn đến cơ thể hấp thu kém. Ấu trùng sán lợn khi tấn công vào não và tim là nguy hiểm nhất, chúng có thể để lại các biến chứng và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh. Chúng có thể tăng nhãn áp, giảm thị lực hoặc thậm chí là mù nếu chui vào mắt. 

Nhìn chung các bệnh do sán dây và ấu trùng sán lợn gây ra thường có cơ chế tự khỏi trong 2 – 3 tháng do lành tính. Son bên cạnh đó cũng có trường hợp tử vong nhưng ít gặp do ấu trùng sán tấn công vào hệ thần kinh trung ương. 

2. Tìm hiểu về sự nguy hiểm của thịt lợn nhiễm sán

2.1. Thịt lợn bị nhiễm sán bằng cách nào?

Thịt lợn mà các ấu trùng sán dây lợn cư trú dạng nang trong thịt lợn được gọi là thịt lợn nhiễm sán hay thịt lợn gạo. Các cơ hay hoạt động nhiều ở lợn như cơ đùi sau, cơ gốc lưỡi là vị trí mà ấu trùng này thường ký sinh. 

Bằng cách nhìn ở những cơ vận động nhiều như cơ đùi hoặc cơ gốc lưỡi để nhận biết thịt lợn nhiễm sán, nếu có sán sẽ xuất hiện những hạt nhỏ như hạt gạo nếp, màu trắng đục. 

Nguy cơ gây bệnh cho người cao nhất là khi ăn phải thịt lợn nhiễm sán chưa được nấu chín kỹ. 

Thịt lợn bị nhiễm sán

Thịt lợn bị nhiễm sán

2.2. Nguy hiểm khi ăn thịt lợn nhiễm sán

Sán khi đến dạ dày ấu trùng sán sẽ thoát khỏi nang sán và bám vào thành ruột non nếu ăn phải thịt lợn nhiễm sán chưa được chế biến và nấu chín kỹ. Đa phần ấu trùng đó sẽ phát triển thành sán dây trưởng thành và đi theo chu trình như ban đầu ăn phải sán. 

Thông thường các biểu hiện khi nhiễm sán trưởng thành sẽ không rõ rệt, chủ yếu là có thể bị đau bụng, rối loạn tiêu hóa nhẹ và khiến người bệnh thấy rất khó chịu, bứt rứt. 

Xem ngay:  Thói quen ăn uống phá hủy dạ dày của chúng ta

Một số trường hợp ấu trùng sán dây lợn có thể đến ký sinh tại cơ vân, não, mắt, da,.. thông qua đường máu. Lúc này sẽ có các biểu hiện tại các vị trí trên như sau: 

Cơ vân

Bất kỳ cơ xương nào ở người đều có thể là vị trí thuận lợi cho ấu trùng sán lợn phát triển. Điều này có thể gây ra viêm cơ đi kèm các triệu chứng như sưng đau cơ, sốt, giả mạc cơ và sau đó diễn tiến thành teo cơ và xơ hóa cơ khớp. Trong trường hợp các ấu trùng chết hoặc bị vôi hóa thì sẽ không biểu hiện triệu chứng. 

Não

Trường hợp xuất hiện nang ấu trùng trong não là rất hiếm gặp. Một số triệu chứng có thể biểu hiện là buồn nôn, đau đầu, chóng mặt, giảm trí nhớ, mất ngủ, liệt,…có thể gây nguy hiểm cho tính mạng. 

Mắt

Các triệu chứng như giảm thị lực, xuất huyết, phù võng mạc có thể xuất hiện khi ấu trùng sán lợn ký sinh tại một số vị trí trong mắt. 

Da

Khi ấu trùng sán dây lợn ký sinh dưới da có thể gây u nang dưới da dạng nốt sần, di động và có thể gây đau. Ở 75 độ C  trong vòng 5 phút hoặc 100 độ C trong vòng 2 phút thì ấu trùng sán lợn có thể chết, vì vậy khả năng lây nhiễm sán là không còn khi thịt lợn nhiễm sán được nấu chín kỹ.  

3. Các cách điều trị và phòng bệnh sán lợn

3.1. Điều trị bệnh

Thông thường khi phát hiện bị nhiễm sán lợn thì bệnh nhân cần dùng thuốc để diệt sán. Để đạt được hiệu quả thì bệnh sán dây lợn nên được điều trị ở cơ sở y tế có đầy đủ phương tiện y tế để theo dõi. 

Praziquantel, Albendazole hay Niclosamide là các loại thuốc dùng trong điều trị bệnh sán lợn gạo và ấu trùng bệnh sán dây lợn. Người bệnh cần phải thực hiện các phẫu thuật nhanh nhất có thể trong trường hợp sán lợn gây chèn ép thần kinh, làm tắc mạch, giãn não hay ứ nước trong não. 

3.2. Phòng bệnh 

Chủ động phòng bệnh bằng cách giữ gìn vệ sinh môi trường thật tốt

Trong sinh hoạt hằng ngày nên sử dụng nguồn nước sạch

Trước khi ăn và nấu ăn, sau khi đi vệ sinh nên rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, giữ gìn vệ sinh cơ thể sạch sẽ.

Nên thực hiện ăn chín uống sôi, chọn  nguồn thịt lợn sạch, có nguồn gốc đảm bảo, không ăn các loại thực phẩm chế biến từ thịt lợn mà chưa được nấu chín kỹ, hạn chế việc ăn rau sống, nếu ăn thì nên rửa kỹ với nước muối. 

Các lò mổ lợn nên được quản lý chặt chẽ vấn đề vệ sinh, không để lợn đi rông

Điều trị triệt để cho người bị nhiễm sán dây lợn

Giáo dục cộng đồng về đường lây truyền của bệnh để giảm thiểu sự n=lây nhiễm của bệnh

4. Lời kết

Nên tìm hiểu vệ bệnh sán dây lợn để tự phòng chống bệnh cho chính mình và gia đình. Hy vọng bài viết trên đây sẽ giúp ích phần trong quá trình phòng bệnh và chữa bệnh sán dây lợn của cộng đồng. 

Tham khảo:

  • https://www.healthline.com/health/trichinosis
  • https://www.cdc.gov/parasites/trichinellosis/gen_info/faqs.html

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *